Đăng nhập

Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy tại xã, thị trấn

(17/07/2018). Số lượt xem:743

Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án “Nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy (PCMT) tại xã, thị trấn” đến năm 2020.

Mục đích nhằm tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước của các phòng, ban, ngành và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ (PCMT); đồng thời tập trung lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy; triệt phá, xóa bỏ các đường dây, tổ chức, tụ điểm phức tạp về ma túy; ngăn chặn có hiệu quả việc đưa ma túy vào địa bàn huyện tiêu thụ từ các địa phương khác; giải quyết cơ bản tình hình phức tạp về ma túy tại các địa bàn trọng điểm, qua đó góp phần bảo đảm tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Phấn đấu mỗi năm giảm hơn 01% số xã, phường, thị trấn “không có tệ nạn ma túy”, phấn đấu hạn chế phát sinh người nghiện mới, giảm hơn 01% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đủ tiêu chuẩn đưa ra khỏi diện đang quản lý và giảm hơn 05% số xã, phường, thị trấn trọng điểm giảm mức độ phức tạp so với năm trước; đồng thời, đảm bảo 100% các xã, thị trấn, các trường từ cấp Trung học cơ sở trở lên và khu công nghiệp, cụm công nghiệp có sử dụng từ 500 người lao động trở lên trên địa bàn huyện được tuyên truyền về các nội dung PCMT; đảm bảo 80% số người nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện; kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, việc thực hiện Dự án “Nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy (PCMT) tại xã, thị trấn” đến năm 2020 trên địa bàn huyện sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như: 
Một là, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và lực lượng Công an xã đối với công tác PCMT. Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn cần tăng cường vai trò lãnh, chỉ đạo về công tác PCMT; ban hành Nghị quyết và chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác PCMT tại thôn/khối phố; định kỳ rà soát đánh giá tình hình tệ nạn ma túy để điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp PCMT phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn; đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan, đơn vị, trường học và nhân dân vào công tác PCMT và tệ nạn ma túy. 
Hai là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác PCMT và tệ nạn ma túy. Thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền từ trực quan đến từ trực quan đến tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về PCMT để giúp người dân, từng gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy, cách nhận biết người nghiện ma túy, cách phòng chống ma túy và đặc biệt nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia phòng chống ma túy. Chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể xã hội, những người có uy tín trong dòng họ, chức sắc trong tổ chức tôn giáo, trưởng thôn, khu phố, người tiêu biểu trong xã, phường thị trấn... trong tuyên truyền, vận động hội viên, người thân, giáo dân và nhân dân nâng cao nhận thức PCMT gắn với các đợt phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 
Ba là, Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tham gia công tác PCMT. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác PCMT cho các báo cáo viên ở cơ sở. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho các lực lượng như: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, cán bộ trực tiếp làm công tác PCMT ở các xã, thị trấn nhằm trang bị những kiến thức, nghiệp vụ trong việc vận động nhân dân tham gia PCMT; tuyên truyền giáo dục PCMT, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người nghiện ma túy đi cai nghiện và quản lý sau khi cai nghiện; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi phạm tội về ma túy.
Bốn là, Thực hiện tốt công tác rà soát, thống kê, phân tích tội phạm, tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn; phân loại người nghiện ma túy và lập hồ sơ quản lý. Tiến hành rà soát, phân loại người nghiện ma túy và lập hồ sơ người nghiện để đề nghị xét duyệt đưa người nghiện đi cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện và tổ chức triển khai mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương. Thường xuyên cập nhật thông tin về người nghiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý người nghiện để đánh giá đặc điểm và theo dõi sự biến động của người nghiện trên địa bàn huyện; đồng thời rà soát, phát hiện người nghiện mới, xác minh thông tin về các trường hợp nghi nghiện, thu thập thông tin về người sử dụng ma túy hiện đang sống ngoài xã hội. Đồng thời, phát động quần chúng nhân dân phát hiện, cung cấp thông tin lai lịch về người sử dụng trái phép chất ma túy.
Năm là, Đa dạng hóa các hình thức điều trị nghiện, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Theo dõi, rà soát và quản lý chặt người nghiện má túy trên địa bàn huyện, tổ chức các biện pháp cai nghiện, điều trị cai nghiện phù hợp, hiệu quả, an toàn. Tổ chức cho người nghiện đăng ký, lựa chọn hình thức cai nghiện theo quy định của pháp luật. Thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy tại các xã, thị trấn để phối hợp với Tổ dân cư nơi người nghiện cư trú nhằm xem xét, đánh giá về tình trạng nghiện, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người nghiện ma túy để lập kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho phù hợp với từng đối tượng.
Sáu là, Tổ chức các lớp tập huấn cho các thành viên Tổ công tác cai nghiện ở cơ sở về cách thức tư vấn, quản lý người nghiện tại gia đình và cộng đồng. Hướng dẫn người nghiện ma túy và gia đình hoặc người giám hộ thực hiện kế hoạch cai nghiện; hàng tháng nhận xét, đánh giá việc thực hiện và lưu hồ sơ của người cai nghiện. Tập trung nâng cao hiệu quả, mở rộng chương trình điều trị nghiện thay thế bằng Methadone; các ngành chức năng phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện hiệu quả công tác đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; thực hiện có hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống khi tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào Cơ sở cai nghiện ma túy.
Bảy là, Thực hiện tốt các biện pháp quản lý Nhà nước về ANTT, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng và tăng cường đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy nhằm phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật về ma túy. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kiểm tra tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy để ngăn ngừa việc tụ tập mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy. Thường xuyên kiểm diện, quản lý, giáo dục số người nghiện ma túy tại xã, thị trấn; những người nghiện đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc biện pháp cải tạo tại Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, Cơ sở cai nghiện ma túy nhằm phòng ngừa các đối tượng tái nghiện, tái phạm tội, vi phạm pháp luật. Đồng thời, chủ động nắm tình hình, tập trung rà soát, đấu tranh, triệt phá các đường dây, tổ chức, tụ điểm phức tạp về ma túy; tổ chức công tác xác minh thông tin tội phạm liên quan đến ma túy, thường xuyên phúc tra các đối tượng, các tuyến, địa bàn trọng điểm về tội phạm và tệ nạn ma túy; làm tốt công tác nắm tình hình kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá quy luật hoạt động phạm tội ma túy của các đối tượng để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án ma túy có tính chất phức tạp, liên tuyến, liên huyện, liên tỉnh. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực giáp ranh với địa bàn huyện nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh bắt giữ các đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn khác. Chủ động nắm tình hình, phát hiện, xóa bỏ kịp thời việc trồng cây có chứa chất ma túy.
UBND Huyện giao Công an huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể, địa phương liên quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.
 

Tác giả: Nguyễn Đức Thắm, Nguồn: CTTĐT huyện Núi Thành

Các tin khác:

[Trở về]

Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
Đang tải dữ liệu ...
ĐĂNG NHẬP
Đăng nhập

UBND xã Tam Quang - huyện Núi Thành - Quảng Nam

Địa chỉ : xã Tam Quang - huyện Núi Thành - Quảng Nam

Điện thoại: 0235.36502361